Quantcast
Channel: Sửa Tủ Lạnh » Tư vấn sử dụng
Viewing all articles
Browse latest Browse all 68

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh

$
0
0

Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết cho các bữa ăn trong gia đình, nhưng rau lại là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng nếu chúng ta không bảo quản đúng cách. Làm sao để bảo quản rau luôn tươi và đủ chất dinh dưỡng. Sau đây chuyên gia sửa tủ lạnh sẽ mách cho bạn một số cách bảo quản rau xanh luôn tươi ngon, các bà nội trợ cần lưu ý những điều sau khi lưu trữ rau trong tủ lạnh nhé!

Xem thêm: Cách bảo quản dâu tây trong tủ lạnh

HOTLINE: 08.6675.5143 – 0978.872.504

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh

Nên giữ rau củ ở tủ lạnh trong thời gian bao lâu?

– 2-3 ngày: măng tây, cải bắp

– 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, hành lá.

– 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô

– 1-2 tuần: cần tây

– 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải

Nên bảo quản rau củ ở nhiệt độ nào

Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 40°F, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau quả lại có thể đóng băng.

Vì thế, nếu như trong trường hợp bị cúp điện mà nhiệt độ tủ lạnh vẫn dưới 4°C thì những thực phẩm đó vẫn an toàn nhưng nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4°C trong hơn 2 giờ, thì thực phẩm đó cần phải bỏ đi.

Những rau củ có mùi hôi khi bảo quản

Một số trái cây và rau có thể phát ra mùi hôi và ảnh hưởng đến mùi vị của các thực phẩm khác khi bảo quản. Để giảm mùi, có thể đặt một hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm nhé. Thi thoảng hãy loại bỏ bớt lớp bột nở trên cùng định kỳ để duy trì tính hiệu quả của nó.

Một số rau quả phát ra mùi hôi

– Táo gây mùi do bị hấp thụ mùi bắp cải, cà rốt và hành.

– Lê tỏa mùi hôi do hấp thụ bắp cải, cần tây, cà rốt, hành tây và khoai tây.

– Hành củ và hành lá sản xuất mùi do hấp thụ mùi từ táo, cần tây, bắp, nho, rau lá xanh, nấm, lê.

Những thực phẩm tạo mùi này cũng là những loại rau củ bị mất độ ẩm nhanh chóng và

cần được lưu trữ trong túi, hộp kín khi để trong tủ lạnh.

Một số rau củ nhạy cảm với Ethylene

Nhiều loại rau và trái cây rất nhạy cảm với ethylene, một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh.

Theo đó, các loại thực phẩm phát ra ethylene bao gồm: táo, lê, chuối, lê, đào, mận, dưa đỏ, dưa hấu, nấm, cà chua.

Những rau quả hấp thụ hóa chất ethylene bao gồm: các loại rau, rau lá xanh, đậu, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đậu Hà Lan, ớt và khoai tây.

Khi những thực phẩm này hấp thụ hóa chất ethylene, chúng sẽ có một số biểu hiện

– Rỗ và điểm màu nâu trên lá

– Búp bông cải xanh, dưa chuột trở nên vàng

– Cà rốt bị đắng khi ăn

Mẹo lưu trữ rau quả trong tủ lạnh

– Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Vì quá nhiều độ ẩm trên thực phẩm sẽ gây ra những bất lợi và có thể khiến chúng bị biến màu.

– Cắt bớt ngọn của một số thực phẩm như củ cải, cà rốt, xu hào…trước khi để vào tủ lạnh.

– Luôn đảm bảo các thực phẩm nhạy cảm với hóa chất ethylene và thực phẩm phát ra mùi hôi bằng việc bọc gói riêng biệt khi để trong tủ lạnh.

9 cách bảo quản rau xanh và trái cây

Chỉ cần thay đổi một số thói quen thông thường, bạn sẽ không phải thường xuyên vứt bỏ nhiều thực phẩm có ích cho sức khỏe.

Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn bảo quản rau xanh và trái cây hiệu quả.

1. Không mua quá nhu cầu sử dụng

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh cho thực phẩm bị hỏng trong tủ lạnh chính là không mua vượt quá nhu cầu sử dụng. Nhiều người có thói quen mua sắm thực phẩm, đồ ăn đủ dùng cho cả tháng. Thật ra, thói quen này không tốt cho những thực phẩm như rau xanh, trái cây mà chỉ thích hợp đối với các dung dịch tẩy rửa hoặc nước giải khát. Rau, củ, quả thối rữa rất nhanh. Do đó, mỗi lần chỉ nên mua với số lượng ít, đủ cho nhu cầu sử dụng.

2. Giữ rau xanh và trái cây luôn khô

Không nên rửa ngay sau khi vừa mua rau và trái cây ở chợ hay siêu thị về mà chỉ nên rửa khi có nhu cầu sử dụng chúng. Nếu cảm thấy chúng quá dơ, bạn có thể rửa và lau khô trước khi dự trữ vì rau, củ, quả ẩm sẽ nhanh hỏng và dễ bị nấm mốc tấn công hơn.

3. Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt

Phần lớn rau, trái được phân thành hai nhóm: một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại thuộc nhóm nhạy cảm với ethylene. Nếu bảo quản chung 2 nhóm này, đặc biệt là trong những không gian hẹp và kín như túi nhựa hoặc các ngăn kéo, khí gas sẽ làm cho những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn. Táo, đu đủ, dưa, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Các sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, xoài, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc bị bầm (hay còn gọi là bị dập) hoặc cắt một số loại rau và trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng sản xuất nhiều khí ethylene hơn.

Thông thường, trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn, còn rau xanh thì lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene. Chính vì vậy, cần bảo quản rau và trái riêng.

Ví dụ: không để chung chuối và táo với các loại trái cây khác và rau xanh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng đặc tính này trong trường hợp muốn làm chín một loại trái cây nào đó còn sống, chẳng hạn cho trái táo vào trong túi xoài chưa chín.

4. Bảo quản lạnh

Dĩ nhiên, việc bảo quản lạnh sẽ giúp rau, trái tươi lâu hơn vì nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên có một số loại rau, trái không cần phải dự trữ trong tủ lạnh.

Nhiều loại trái cây nên để ở bên ngoài khi chúng vừa chín tới, sau đó cho vào tủ lạnh để chúng chín hoàn toàn như dưa, đào, mận, bơ, cà chua… và những loại trái cây nhiệt đới như chuối, đu đủ và xoài.

5. Không phải mọi loại rau củ, trái cây đều phải cho vào tủ lạnh

Khoai tây và hành là những thực phẩm chỉ cần để ở nơi khô mát trong kệ bếp hay chạn thức ăn. Vỏ chuối cũng sẽ chuyển sang màu đen nếu bạn cho chúng vào tủ lạnh. Cà chua sẽ có vị ngon hơn khi được dự trữ ở nhiệt độ bình thường.

6. Sử dụng túi ny-lon

Phần lớn các sản phẩm tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho thực phẩm vào các túi ny-lon để ngăn chặn sự bay hơi nước, đặc biệt là đối với các loại rau có lá màu xanh đậm và những thứ không có lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, không được sử dụng túi ny-lon đối với nấm rơm. Khoảng 90% thành phần của nấm rơm là nước. Do đó, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi bị cho vào túi ny-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp thu mùi khi được bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là bạn nên cho nấm rơm vào các túi giấy.

7. Phân loại thực phẩm trước khi bảo quản

Những thứ bị sâu hay bị hư sẽ sản sinh ra nhiều khí ethylene hơn bình thường. Thêm vào đó, những mầm nấm mốc rất dễ lây nhiễm giữa các loại thực phẩm được bảo quản chung. Chính vì vậy, bạn nên phân loại các sản phẩm trước khi cho chúng vào tủ lạnh và nên vứt bỏ những thứ đã bị hư, thối.

8. Cách dự trữ rau có lá màu xanh đậm

Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn với các rãnh nhựa nhằm giữ cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí. Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm để bảo quản rau. Đặt một hoặc hai tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Phương pháp này áp dụng khá hiệu quả đối với rau diếp, rau bina, rau ngò tây, mù tạc xanh và một số loại rau tương tự.

9. Tẩy chất độc

Bạn nên cắt bớt phần trên và lột bỏ lớp lá bên ngoài của những loại rau nhiều lá như rau diếp, bắp cải trước khi cho chúng vào tủ lạnh. Phần sót lại của các loại hóa chất và phân bón đều nằm ở trên lá của rau. Do đó, bạn phải rửa thật sạch chúng trước khi sử dụng để chế biến các món ăn.

Cách chọn, bảo quản rau quả đúng cách

Với cải bắp, súp lơ, bạn không nên rửa trước khi bảo quản mát bởi hơi nước sẽ làm chúng nhanh hỏng. Riêng cà chua, khoai tây nên để ở phòng bình thường, chớ cất trong tủ lạnh.

Cà chua

– Chọn cà chua đã chín hẳn, nhìn đầy đặn, cầm nặng tay, màu đỏ, thơm.

– Bạn không nên mua cà chua được giữ trong tủ lạnh và cũng đừng bảo quản loại quả này bằng cách đó. Nhiệt độ thấp có thể làm cà chua mất độ tươi ngon cũng như giảm chất dinh dưỡng.

Nếu mua cà chua còn xanh, bạn có thể làm nó nhanh chín bằng cách để cà vào trong túi giấy cùng với một quả chuối hoặc quả táo trong 1-2 ngày.

– Cà chua có thể dùng để chế biến nhiều món, làm nước ép, sốt…

Bắp cải

– Chọn bắp cải cuốn chặt, nhìn chắc và tươi, các lớp lá bóng, có màu từ trắng đến xanh. Nếu mua bắp cải tím, bạn nhớ lựa những cái có màu tím sẫm, cầm lên thấy chắc, nặng tay. Bạn nhớ tránh những chiếc bắp cải có lá vàng, mùi ôi hay lõi bị nứt ra.

– Bảo quản: Cũng như súp lơ, bạn không rửa bắp cải mà cho vào túi nhựa và giữ trong tủ lạnh (được khoảng 1 tuần). Nếu dùng một lần không hết cả cái, bạn có thể giữ phần bắp cải còn lại bằng cách vẩy lên một ít nước rồi cho vào túi nhựa và cất trong tủ lạnh. Bắp cải đã cắt miếng chỉ nên dùng trong 1-2 ngày.

– Khi sơ chế, bạn nên bỏ lõi trắng ở giữa bắp cải để khỏi đắng. Loại rau này có thể làm món hấp, luộc, bỏ lò, cuốn thịt om, xào hay làm rau cải thái trộn…

Khoai tây

– Chọn củ chắc, nhẵn nhụi, có một vài “mắt”. Bạn đừng chọn những củ có những đốm màu xanh bởi ăn vào sẽ đắng và có thể bị ngộ độc nếu dùng lượng lớn.

– Bảo quản: Bạn không nên đựng khoai tây trong hộp nhựa mà để trong túi giấy. Nếu được giữ ở nơi tối, thoáng mát, khoai tây có thể “tươi” ít nhất 2 tuần. Bạn không nên cất khoai trong tủ lạnh vì có thể làm thay đổi mùi vị và độ ngon của nó.

– Chỉ nên gọt vỏ khoai ngay trước khi nấu. Loại củ giàu dinh dưỡng này có thể chế biến được nhiều món, bằng nhiều cách như rán, nấu súp, cháo nghiền, hấp, luộc, xào…

Súp lơ

– Chọn súp lơ được kết đặc, chắc, trông mềm mịn với hoa nhỏ màu trắng và lá màu xanh sáng. Những chiếc súp lơ để lâu, ôi sẽ có màu nhơ vàng và xuất hiện vài nốt mốc đen nhỏ.

– Bảo quản: Khi mua súp lơ về, bạn không rửa bởi khi dính nước nó sẽ nhanh hỏng, hãy để rau trong túi nhựa và cất ở ngăn mát của tủ lạnh. Cách này có thể giữ tươi súp lơ trong 5 ngày.

– Khi chế biến súp lơ, bạn cần cắt bỏ phần cuống. Súp lơ rất nhanh chín nên dù luộc, hấp, nấu, bạn cũng nên làm nhanh tay.

Cách bảo quản rau xanh

Với cải bắp, súp lơ, bạn không nên rửa trước khi bảo quản mát bởi hơi nước sẽ làm chúng nhanh hỏng.

Những loại rau, quả không nên cho vào tủ lạnh là: quả bơ, mơ, chuối, tỏi, kiwi, dưa leo, hành tây, lê, đào, mận, dứa và cà chua. Hãy bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng trừ khi thời tiết quả nóng.

Hành tây bảo quản trong tất da chân có thể sử dụng được tới 8 tháng.

Bảo quản hành lá trong chai nhựa sẽ làm cho hành khô ráo hơn.

Bọc rau củ với túi nilon trước khi cho vào tủ lạnh và bó chặt phía dưới giúp rau tươi lâu hơn.

Hành bảo quản chung với khoai tây là một sai lầm lớn bởi chúng sẽ hỏng nhanh hơn nhiều lần.

Bảo quản khoai tây chung với táo sẽ chậm mọc mầm hơn.

Măng tây cắm vào lọ có nước rồi phủ lên trên một lớp nilon và cho vào tủ lạnh, chúng sẽ tươi lâu hơn nhiều.

Bọc giấy bạc phần núm của nải chuối sẽ kéo dài “tuổi thọ” của chuối từ 3 – 5 ngày so với bình thường.

Bọc cần tây và súp lơ xanh trong giấy bạc trước khi cho vào tủ lạnh và chúng ta có thể bảo quản các thực phẩm này tới 4 tuần.

Gừng nên bảo quản trong tủ lạnh, gừng sẽ tươi lâu hơn, dễ bóc vỏ và thái nhỏ hơn.

Bảo quản nấm trong túi giấy thay vì túi nilon bởi túi giấy có khả năng hút ẩm tốt hơn.

Cà chua không nên bảo quản trong túi nilon, vì nó khiến chúng chín nhanh hơn. Muốn cà chua không bị chín nhanh, hãy bảo quản chúng chung với hoa quả.

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên là một thói quen tốt, tạo môi trường thuận lợi cho rau củ.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 68

Trending Articles